Tấm nhựa lấy sáng hay tấm lợp lấy sáng, tấm polycarbonate, tấm lợp thông mình đều giống nhau. Đây là loại tấm nhựa chuyên dùng để lấy sáng và ứng dụng cho các công trình lấy sáng trong nhà cũng như ngoài trời. Tấm nhựa lấy sáng đã trở nên phổ biến và trở thành vật liệu không thể thiếu trong ngành xây dựng và thi công quảng cáo.
Xem ngay >> bảng giá bán tấm lợp lấy sáng thông minh polycarbonate 2019
1. Tấm nhựa lấy sáng rỗng ruột: được cấu tạo từ hai lớp nhựa mỏng xếp chồng lên các thanh chắn ở giữa để tạo thành hệ thống lỗ thoáng khí.
- Ưu điểm: Trọng lượng nhẹ, cách nhiệt, cách âm tốt nhờ vào các lỗ thoáng khí ở giữa. Có độ dãn nở nhiệt tốt nên không bị rạn, nứt khi bị nhiệt độ cao tác động. Được phủ lớp màng chống tia UV giúp bảo vệ con người dưới tác hại của ánh sáng mặt trời. Chịu va đập tốt và có nhiều màu sắc khác nhau để lựa chọn.
- Nhược điểm: bề mặt dễ bị trầy xước nên cần phải cẩn thận khi vận chuyển và lưu trữ. Các lỗ thoáng khí nếu bị nước vào sẽ làm mất tính thẩm mỹ cho mái lấy sáng.
2. Tấm nhựa lấy sáng đặc ruột:có cấu tạo nguyên khối và bẳng phẳng tại các mặt. Có nhiều đặc tính vượt trội so với các loại nhựa và kính thông thường.
- Ưu điểm: Độ cứng và độ chịu lực cao, gấp 200 lần so với kính. Có tính dẻo và linh hoạt nên có thể uốn cong, tạo dáng theo hình dáng mong muốn. Kháng lửa, kháng hóa chất, thời gian sử dụng lâu bền. Bề mặt phẳng mịn, dễ lau chùi vệ sinh.
- Nhược điểm: Chi phí tương đối cao so với các vật liệu khác, tuy nhiên với chất lượng cao và tuổi thọ lên tới 20 năm nên tính về lâu về dài thì vẫn hiệu quả về mặt kinh tế.
3. Tấm nhựa lấy sáng dạng sóng: Có cấu tạo giống như tấm nhựa lấy sáng đặc nhưng bề mặt được tạo hình thành các gợn sóng. Tấm nhựa lấy sáng dạng sóng nhẹ và mỏng hơn nhiều so với tấm đặc nên được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau.
- Tấm nhựa poly sóng tròn:Sóng nhựa trên bề mặt tấm có hình cong đều, phần sóng sẽ lớn hơn phần đáy. Có trọng lượng nhẹ, mềm dẻo dễ dàng cắt, uốn cong để tạo hình. Chịu được lực tác động lớn, không bị biến dạng.
- Tấm nhựa poly sóng vuông: Sóng nhựa trên bề mặt có hình gấp khúc và bằng phẳng ở phần trên và dưới, phần sóng nhỏ hơn phần đáy. Khả năng lấy sáng cao, có lớp màng chống tia UV gây hại, cách nhiệt tốt và thời gian sử dụng lâu dài
Mỗi loại tấm nhựa lấy sáng đều có những đặc tính riêng để phù hợp với những ứng dụng khác nhau. Cần hiểu rõ những đặc tính này và những ứng dụng cụ thể của mỗi loại nhựa lấy sáng để lựa chọn chính xác loại mình cần. Tấm nhựa lấy sáng rỗng thường ưu tiên sử dụng cho các ứng dụng lợp cách nhiệt và lấy sáng. Tấm nhựa lấy sáng đặc thì lại sử dụng nhiều cho các ứng dụng thay thế kính, chịu lực tác động lớn và làm các thiết bị bảo vệ. Tấm nhựa sóng thì phù hợp cho việc lợp mái lấy sáng cho các công trình công nghiệp và công cộng.
Để có được một công trình thành công thì việc lựa chọn đúng loại vật tư là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Điều này không chỉ tác động đến chất lượng của công trình mà còn ảnh hưởng đến cả tính thẩm mỹ của nó nữa. Những thông tin trên đây sẽ hỗ trợ ít nhiều cho bạn trong việc lựa chọn loại tấm nhựa lấy sáng phù hợp.
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn